Bulong nở tắc kê sắt
Bulong nở tắc kê sắt
Các đề xuất khác cho doanh nghiệp của bạn
Những điểm chính về sản phẩm
Thuộc tính cụ thể của ngành
Các thuộc tính khác
Đóng gói và giao hàng
Mô tả sản phẩm từ nhà cung cấp
Mô tả sản phẩm
Cấu tạo tắc kê nở (bu lông nở ) bao gồm 4 phần:
- Phần đinh của tắc kê được luyện cứng.
- Phần long đen và đai ốc tương thích nhau, nghĩa là hai bộ phận long đen và đai ốc được định vị với nhau, có thể chuyển động tương đối với nhau, nhưng đó chỉ là chuyển động xoay. Thiết kế này giúp tắc kê nở (bu lông nở không phải lắp đặt thêm long đen rời như các loại bu lông khác.
- Phần tiện ren hệ mét, dùng để xiết đai ốc.
- Phần thân tắc kê liền áo nở, có công dụng là khi đóng đinh xuống thì phần áo nở sẽ nở ra và bám chặt vào thành bê tông.
Vật liệu
Vật liệu sản xuất tắc kê nở (bu lông nở ) khá đa dạng và có nhiều sự lựa chọn tùy thuộc vào thiết kế và điều kiện làm việc của mối ghép. Thông thường thì tắc kê nở đinh (bu lông nở) được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là thép các bon, sau khi sản xuất xong thì được xử lý bề mặt bằng cách mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng. Cũng có thể tắc kê nở đinh được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thép không gỉ inox, thông thường thì các loại chất liệu thép không gỉ inox dưới đây được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất:
- Inox 201 được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bu lông trong điều kiện làm việc bình thường mà yêu cầu độ thẩm mỹ cũng như khả năng chịu lực tốt.
- Inox 304 là loại thép không gỉ inox phổ biến nhất dùng để sản xuất tắc kê nở đinh (bu lông nở đinh). Inox 304 vừa đảm bảo khả năng chịu lực, khả năng chống ăn mòn tốt và khả năng chịu lực cũng rất tốt.
- Inox 316 là mác thép không gỉ có thành phần niken cao hơn mác thép 201 và 304 chính vì vậy sử dụng tắc kê nở đinh (bu lông nở đinh) inxo 316 trong những môi trường làm việc chịu sự ăn mòn hóa học lớn như môi trường hóa chất, môi trường nước biển. Ngoài khả năng chống ăn mòn hóa học rất tốt như trên thì cấp bền của tắc kê nở đinh inox 316 cũng được đánh giá rất cao, nếu đem đi test thửu thì thậm chí tắc kê nở đinh đạt được cấp bền tương đương 8.8.
- Inox 316L là loại chất liệu có thành phần niken thậm chí còn cao hơn inox 316 nên khả năng chống ăn mòn hóa học là điểm mạnh của loain vật liệu này, tuy nhiên thành phần cacsbon thấp hơn mác thép 316 một chút nên độ cứng sẽ kém hơn inox 316 một chút.
Phân loại
Căn cứ trên loại vật liệu chế tạo và sản xuất tắc kê nở (bu lông nở) thì có thể phân loại ra một số loại sau:
- Tắc kê nở (bu lông nở) thép các bon mạ kẽm.
- Tắc kê nở inox được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ inox, bu lông nở inox được sử dụng rất rộng rãi hiện nay do chúng có nhiều ưu điểm như độ thẩm mỹ cao, khả năng chống ăn mòn hóa học tốt cũng như khả năng chịu lực cũng rất tốt.
Thông số kỹ thuật
Đường kính thân D: là thông số đầu tiên và quan trọng nhất của bu lông nở đinh.
Đường kính phần thân ren nở đinh d: là phần quy ước quy cách của nở đinh theo đường kính như M6, M8, M10, M12, M16, M20
Chiều dài của nở đinh L: là chiều dài tổng thể của bu lông nở đinh không tính phần đinh.
Chiều dài phần thân ren nở đinh l: là chiều dài phần cs ren trên thân nở đinh.
Thi công
Việc thi công nở rất đơn giản và trải qua một số bước như sau:
- Bước 1: Khoan lỗ phù hợp với thiết kế về chiều sâu và đường kính lỗ, đường kính lỗ là thông số quan trọng nhất khi khoan lỗ, vì vậy phải đặc biệt chú ý đường kính khi khoan lỗ phải lựa chọn mũi khoan có đường kính phù hợp. Về chiều sâu lỗ thì có khoan quá một chút cũng không có vấn đề gì.
- Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan bằng dụng cụ chuyên dùng.
- Bước 3: Đưa tắc kê nở đinh và lỗ và điều chỉnh đai ốc sao cho phù hợp với thiết kế đưa ra.
- Bước 4: Đóng đinh và cố định bu lông, sẽ làm chắc chắn liên kết.
- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh lại bu lông nở đinh cho theo ý muốn.
Ưu điểm
Bu lông nở chứa đựng rất nhiều ưu điểm như:
- Thi công đơn giản, không cần dụng cụ phức tạp.
- Khả năng chịu lực tốt.
- Có khả năng chịu được lực động, chính vì vậy tại Nhật Bản hay chịu động đất, nở đinh được sử dụng rất nhiều trong thi công.