TỦ BẾP VENEER 011
Các đề xuất khác cho doanh nghiệp của bạn
Những điểm chính về sản phẩm
Thuộc tính cụ thể của ngành
Các thuộc tính khác
Đóng gói và giao hàng
Mô tả sản phẩm từ nhà cung cấp
Mô tả sản phẩm
Tìm kiếm một chiếc tủ bếp đẹp không khó. Nhưng để có chiếc tủ bếp đáp ứng chính xác nhu cầu của người nội trợ và hài hòa với không gian nội thất phòng bếp lại không phải là điều đơn giản. Có rất nhiều yếu tố cần tính đến khi thiết kế tủ bếp hiện đại
Có nên làm tủ bếp gỗ veneer không?
Rất nhiều khách hàng hiện nay thắc mắc có nên làm tủ bếp gỗ veneer cho gian bếp không? Tủ bếp gỗ veneer có đảm bảo về độ bền không? Hãy cùng Hpro đi tìm hiểu chi tiết về cấu tạo bộ tủ bếp veneer dưới đây:
Cấu tạo tủ bếp gỗ veneer:
– Code gỗ bên trong là gỗ MDF lõi xanh chống ẩm nhập từ Malaysia.
– Bề mặt veneer bên ngoài được lạng mỏng từ các loại gỗ tự nhiên, thông dụng nhất hiện nay là gỗ sồi mỹ, gỗ sồi nga, gỗ xoan đào, gỗ óc chó,… với độ dày khoảng 0,3mm – 0,5mm.
Ưu và nhược điểm của tủ bếp gỗ veneer:
Do có cấu tạo từ code gỗ công nghiệp nên tủ bếp gỗ veneer mang ưu điểm nổi trội từ dòng tủ bếp gỗ công nghiệp đó là:
– Không co ngót, cong vênh, nứt nẻ, mọt tấn công trong suốt quá trình sử dụng.
– Dễ dàng khi vệ sinh, lau chùi bề mặt.
– Thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.
– Khối lượng nhẹ, dễ dàng trong việc vận chuyển và thi công lắp đặt.
– Giá tủ bếp gỗ veneer rẻ hơn nhiều so với các loại tủ bếp gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp.
– Với những gia chủ yêu thích đường vân gỗ đều đẹp nhưng không muốn sử dụng gỗ tự nhiên bởi lo sợ rằng gỗ tự nhiên dễ gặp hiện tượng cong vênh, co ngót, nứt nẻ thì tủ bếp gỗ veneer chính là sự lựa chọn hoàn hảo và không tốn kém.
Tuy nhiên, khi sử dụng tủ bếp gỗ veneer cũng gặp phải những tình trạng sau:
– Do bề mặt veneer chỉ dày từ 0,3mm – 0,5mm nên khi mặt cánh tủ bếp bị vật nhọn làm trầy xước sẽ rất dễ mất đi đường vân gỗ và lộ ra code gỗ bên trong. Mặc dù, code MDF lõi xanh bên trong có khả năng chống ẩm nhưng với điều kiện môi trường nhà bếp quá ẩm ướt và lộ code gỗ sẽ khiến cho nước dễ ngấm vào bên trong, ảnh hưởng đến độ bền của code gỗ.
– Bề mặt veneer được dán trên code gỗ MDF bằng keo nên chỉ sau một vài năm sử dụng môi môi trường bếp ẩm ướt thì lớp keo đó sẽ bị bong ra.
Diện tích và không gian:
Khi thiết kế tủ bếp cần lưu ý tới không gian và diện tích phòng bếp để thiết kế tủ bếp một cách phù hợp và thoải mái khi nấu nướng, các góc chết nên được tận dụng tối đa.
Kích thước tủ bếp:
Với chiều cao của người Việt Nam nói chung thì kích thước của tủ bếp dưới phù hợp, thông thường có độ cao từ 80 – 90 cm, sâu từ 45-50cm, tủ bếp trên có độ cao từ 45 – 75cm, độ sâu trung bình từ 30 -35cm. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực bếp gas, máy hút mùi từ 60 – 80cm, khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực khoang chậu rửa, và khu vực khác từ 40 – 60 cm. Tổng chiều cao của toàn bộ tủ từ 2,4 m – 2,5 m, tầm với mở cửa tủ trên tối đa từ 1,8m – 1, 9m.
- Tùy chiều cao của trần nhà bếp mà chọn loại cao hay thấp.
- Xác định vị trí để tủ, kệ trước khi thiết kế để thiết kế hình chữ L, chữ U, G, I hay tủ bếp đảo
Màu sắc:
Màu sắc của tủ và tường phải hài hòa và cân đối, tạo được điểm nhấn của tủ, thông thường màu tường và màu tủ là hai màu tương phản nhau, màu tường phải làm nền nổi bật cho tủ bếp.
Khí hậu:
Với khí hậu miền Bắc nóng ẩm cho nên gỗ được tẩm sấy tốt để tránh được mối mọt hoặc cong vênh, với khu vực ẩm ướt phần hậu tủ bạn có thể làm thêm tấm nhôm Alumex hoặc tấm nilon chống thấm phía tiếp giáp tường để chống ẩm tránh gây ảnh hưởng đến tủ như mốc, hỏng.
Trang trí:
Phần giữa của tủ bếp trên và dưới trước đây thường được ốp gạch, nhưng ốp gạch thường có các vân chỉ, sau một thời gian thường bị bám bẩn, khó lau chùi trông mất thẩm mỹ khu bếp, vì vậy hiện nay kính màu cường lực được thay thế và ốp vào vị trí trên, dễ lau chùi và có nhiều màu sắc khác nhau để lựa chọn, tôn lên vẻ đẹp của khu bếp.
Thiết bị:
Hiện nay phần thiết bị dành cho nhà bếp khá nhiều bao gồm (bếp gas, máy hút mùi, máy sấy bát, rửa bát, lò nướng, lò vi song, chậu rửa, vòi rửa …) vì vậy, khi thiết kế chúng ta phải cân đối vị trí, diện tích cũng như nhu cầu thực tế để thiết kế hợp lý, tiện ích nhất.
Phụ kiện:
Chúng ta cần lưu ý thêm về công năng cất giữ bảo quản đồ khô, thực phẩm, dụng cụ nấu ăn bên trong tủ bếp đó chính là các phụ kiện cho tủ bếp như giá để đồ khô 5 tầng để thực phẩm, đồ khô, giá góc để dụng cụ nấu ăn nồi, xoong, chảo …(tận dụng khu vực góc chết) được lắp đặt cho bếp hình chữ U, L, G, mâm xoay (có chức năng gần giống với giá góc), giá dao thớt, ray trượt bình gas, thùng rác, thùng gạo (tự đóng mở thùng khi đóng mở cánh tủ), tay nâng (lắp đặt cho khoang tủ trên), có thể mở được ở các cao độ khác nhau, tiện dụng khi đóng mở các khoang tủ trên.
Ngăn kéo hiện nay thường được thiết kế dạng ray âm có trợ lực và giảm chấn, dù để nặng đến 50kg vẫn có thể đóng mở nhẹ nhàng, hoặc nếu có điều kiện có thể dùng ngăn kéo điện, chỉ cần đẩy nhẹ nhàng ngăn kéo tự động đóng mở các bạn có thể chọn các phụ kiện trên của hãng Blum (Áo) và Hafele (Đức). Bản nề cửa thường đi kèm giảm chấn, giúp khi đóng mở một cách nhẹ nhàng, không tạo sự va đập, bảo vệ gỗ và nước sơn.
Chất liệu:
+ Gỗ công nghiệp (Veneer) ván ép tổng hợp: Gỗ ván ép tổng hợp vẫn là gỗ tự nhiên được ép lại với nhau, gắn kết bằng keo, có ưu điểm hạn chế tối đa ẩm mốc, mối mọt và cong vênh phù hợp với khí hậu nhiệt đới hơn gỗ tự nhiên, giá rẻ hơn gỗ tự nhiên, có thể sơn phủ nhiều màu hoặc dán veneer để tạo vân gỗ, cánh phẳng theo phong cách hiện đại thuần túy, khuyết điểm không phù hợp với các kiểu dáng có chạm trổ, cong lọng, uốn lượn.
Các loại gỗ tự nhiên hiếm khi bị mối mọt là gỗ Giáng Hương – Pơ mu – Gụ nhưng giá thành đắt, gỗ Sồi, Xoan Đào thông dụng hơn vì có mức giá tầm trung, nếu ngâm tẩm sấy tốt thì cũng khó bị mối mọt. Có thể kết hợp gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo để giảm giá thành