MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THẢM TẤM ĐẾ BITUMEN
Thảm tấm bitumen là loại thảm đang được sự quan tâm rất lớn của khách hàng. Là một lựa chọn phổ biến trong việc trang trí nội thất và ngoại thất. Bài viết này sẽ điểm qua các ưu nhược điểm của thảm tấm bitumen, giúp bạn hiểu rõ hơn về tính năng và lựa chọn sử dụng của loại thảm này.
Ưu Điểm:
- Dễ Dàng Lắp Đặt: Một trong những ưu điểm nổi bật của thảm tấm bitumen là việc lắp đặt dễ dàng.
- Khả Năng Cách Âm Tốt: Thảm tấm bitumen có khả năng cách âm tốt, giúp giảm tiếng ồn và tiếng động khi di chuyển. Điều này làm cho thảm tấm bitumen thích hợp cho không gian nội thất yêu cầu sự yên tĩnh và thoải mái.
- Đa Dạng Mẫu Mã Và Màu Sắc: Thảm tấm bitumen có sẵn trong nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau, giúp bạn dễ dàng lựa chọn theo phong cách trang trí và ý thích cá nhân.
- Khả Năng Chống Trơn Trượt: Với lớp dính bitumen bám sát bề mặt sàn, thảm tấm bitumen thường có khả năng chống trơn trượt tốt, giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Dễ Dàng Vệ Sinh Và Bảo Trì: Thảm tấm bitumen thường dễ dàng vệ sinh và bảo trì. Bạn có thể lau chùi bằng cách dùng nước hoặc dung dịch vệ sinh thông thường.
Nhược Điểm:
- Độ Bền Thấp Hơn: So với một số loại đế khác như đế cước, đế PVC. Thảm tấm bitumen có độ bền và tuổi thọ thấp hơn so với các mẫu thảm tấm đế PVC
- Khó Thay Thế: Khi lớp dính bitumen không còn hoạt động tốt, việc thay thế thảm tấm bitumen có thể khá khó khăn và tốn thời gian.
- Ảnh Hưởng Bởi Nhiệt Độ: Thảm tấm bitumen có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, dẫn đến việc mất tính năng dính hoặc biến dạng.
- Khó Tùy Chỉnh Kích Thước: Thảm tấm bitumen thường đi kèm với kích thước tiêu chuẩn, khó tùy chỉnh kích thước phù hợp với không gian cụ thể.
Hướng dẫn cách thi công thảm tấm trải văn phòng
Bước 1 :
Khảo sát mặt bằng xem đã đảm bảo chất lượng hay chưa, đo đạc diện tích sàn lấy số liệu, đo nẹp nếu cần.
Bước 2 xử lý mặt sàn:
Loại bỏ rác, vật dụng còn xót lại từ các hạng mục ví dụ như đinh, vít…Sau đó quét vệ sinh lại sàn để đảm bảo chất lượng.
Điều quan trọng nữa là cần được xử lý khô mặt sàn trước khi trải thảm, không thể trải trên mặt sàn còn ẩm ướt, vì keo sẽ không bám dính.
Bước 3 bôi keo:
Đối với loại thảm tấm thì ta chỉ cần bôi keo vào xung quanh viền của đế thảm để dán xuống sàn. Còn trường hợp nếu chủ đầu tư, khách hàng yêu cầu thi công bằng keo sữa thì sẽ đổ keo kín sàn rồi dùng chổi lăn keo cho đều rồi mới dán thảm xuống nền.
Bước 4 dán thảm:
Sau khi bôi keo thì đợi 1 chút cho khô keo thì tiến hành đặt các tấm thảm xuống sàn.
Bước 5 kiểm tra lần cuối:
Đối với loại thảm tấm trải sàn thì các mép nối được cắt laser từ nhà máy vì vậy các mép ghép rất đảm bảo về độ khít, kiểm tra lại phần cắt ở mép chân tường, nẹp và nghiệm thu.