Sơn lót Epoxy sikafloor 161 không dung môi
Sikafloor 161 là chất kết dính gốc nhựa Epoxy. Hai thành phần. Độ nhớt thấp và không dung môi. Thường được sử dụng để tạo vữa tự san phẳng, vữa trát và lớp kết nối sơn phủ epoxy.
==> Xem ngay: Các sản phẩm sơn phủ và bảo vệ sàn
Sơn lót Sikafloor 161 có những ưu điểm gì?
- Là sản phẩm sơn lót có độ nhớt thấp
- Sikafloor 161 là chất có khả năng thẩm thấu tốt
- Có độ kết dính tuyệt hảo
- Sản phẩm không dung môi
- Quá trình thi công dễ dàng, thời gian chờ ngắn
- Có thể ứng dụng cho nhiều trường hợp khác nhau
Một số ứng dụng của Một số ứng dụng của Sikafloor 161 Sơn Lót Epoxy
- Làm lớp sơn lót cho mặt nền bê tông, vữa trát epoxy cũng như vữa trát xi măng
- Sử dụng thi công bề mặt có độ thấm hút từ thấp đến cao
- Là sản phẩm làm lớp lót cho hệ thống Sikafloor
- Làm chất kết dính cho vữa trát, vữa tự san bằng
Thông số sản phẩm sơn Sikafloor 161
Thông số kỹ thuật sơn lót epoxy
- Gốc hóa học: Nhựa Epoxy, các chất phụ gia
- Khối lượng thể tích
- Thành phần A: Khoảng 1.60kg/L
- Thành phần B: Khoảng 1.0kg/L
- Hỗn hợp trộn (A+B): Khoảng 1.40kg/l (điều kiện nhiệt độ 23oC)
- Hàm lượng chất rắn: 100%
Đặc tính cơ lý
- Cường độ nén: Khoảng 60 N/mm2 (28 ngày và 230C)
- Cường độ uốn: khoảng 30 N/mm2 (28 ngày và 230C)
- Cường độ bám dính: Khoảng 1.5 N/mm2 (Bê tông bị vỡ)
- Độ cứng Shore D: 76 (Trong thời gian 7 ngày và nhiệt độ 230C)
- Khả năng kháng mài mòn: 70 mg (CS 10/100/1000) (Trong thời gian 8 ngày và nhiệt độ 230 C)
- Không thể tiếp xúc trực tiếp đồng thời cơ học và hóa học
Phương pháp thi công sơn lót Epoxy sikafloor 161
Chất lượng bề mặt
- Đối với bề mặt bê tông, phải đảm bảo đặc chắc (Cường độ tối thiểu 25 N/mm2 với lực bám dính là 1.5N/mm2)
- Bề mặt thi công phải sạch, khô ráo. Loại bỏ các tạp chất như: dầu mỡ, các vết bẩn và lớp phủ cũ,…
- Trước khi tiến hành thi công nên làm thử trên 1 diện tích nhỏ để kiểm tra chất lượng
Chuẩn bị bề mặt
- Kiểm tra và sử dụng các phương pháp, thiết bị chuyên dụng để thổi sạch các mảnh vụn xi măng, bê tông yếu, mảnh vỡ lỏng,… cũng như làm thô ráp bề mặt bê tông.
- Để tạo phản bề mặt, sửa chữa các vết nứt, lỗ hổng có thể dùng các sản phẩm thích hợp như Sikafloor, Sikagard,…
Điều kiện và giới hạn thi công
- Nhiệt độ môi trường, bề mặt: 100C – 300C
- Độ ẩm bề mặt: Khoảng 4%
- Độ ẩm môi trường: Tối đa là 80%
- Điểm sương: Lưu ý về sự ngưng tụ
- Lưu ý: Nhiệt độ bề mặt phải cao hơn điểm sương 30C để tránh các hiện tượng như sự ngưng tụ hay rộp của bề mặt khi hoàn thiện.
Tiến hành Thi công
Tỉ lệ trộn: Thành phần A: thành phần B = 79:21(khối lượng)
Tiến hành trộn Sikafloor 161
Khuấy đều thành phần A trước khi trộn. Cho thành phần B vào từ từ. Dùng dụng cụ trộn chuyên dùng hoặc máy trộn điện có cần trộn tốc độ thấp (khoảng 300 – 400 vòng/phút). Tiến hành trộn trong thời gian tối thiểu 3 phút cho đến khi đạt được hỗn hợp đồng nhất.
Phương pháp thi công
- Phải đảm bảo đạt yêu cầu độ ẳm bề mặt và điểm sương đạt trước khi tiến hành thi công
- Làm phẳng bề mặt: Dùng vữa Sikafloor 161 tự san phẳng để làm phẳng sàn. Sử dụng bàn cào/bay để thi công lớp vữa san bằng.
- Lớp vữa rắc cát: Đổ Sikafloor 161 lên bề mặt thi công và sử dụng bay trám đều. Để tạo ra động dày đồng đều, có thể dùng bay rang cưa gạt đều sản phẩm theo 2 hướng vuông góc nhau.
- Trong vòng 15 đến 30 phút, bắt đầu rãi cát thạch anh ( điều kiện nhiệt độ khoảng 20o C), lúc bắt đầu nên rắc nhẹ và từ từ cho nhiều hơn.
- Lớp kết nối: Dùng con lăn, bàn cào để thi công Sikafloor 161.
- Vữa láng nền/ Vữa sửa chữa: Sử dụng các thành nẹp, thanh gạt vẵn trong thời gian lớp kết nối còn ướt để thi công lớp vữa láng nền lên.
- Thi công lớp vữa láng nền lên lớp kết nối còn ướt, sử dụng các thanh nẹp và thanh gạt vẵ để san bằng khi cần thiết.
- Sau khoảng 5, đầm và làm phẳng lớp vữa bằng cách dùng bay hoặc lớp xoa nền có phủ lớp Teflon (thường có tốc độ 20-90 vòng/phút).
Vệ sinh dụng cụ
Dùng Thinner C để vệ sinh dụng cụ và thiết bị ngay sau khi thi công, nếu sản phẩm đã đông cứng thì phải dụng biện pháp cơ học để loại bỏ.
Một số lưu ý khi thi công
- Đối với các bề mặt thi công có độ ẩm cao không được thi công Sikafloor 161
- Sản phẩm không được sử dụng để thay thế lớp kết nối
- Trong 24h, cần phải ngăn chặn độ ẩm, ngưng tụ hơi nước và nước khi thi công Sikafloor 161
- Làm phẳng các khu vực trũng trên bề mặt bằng lớp lót
- Để có cốt liệu thích hợp, cần tiến hành các thử nghiệm cho hỗn hợp vữa
- Trường trường đối với các mạch ngừng cần xử lý:
- Vết nứt tĩnh: Dùng Sikafloor epoxy hoặc Sikadur 731 để trám kín và làm phẳng
- Vết nứt động: Dùng băng phủ đàn hồi chuyên thiết kế cho khe dịch chuyển để xử lý các vết nứt (nếu cần thiết).
- Lưu ý: Nếu đánh giá và xử lý vết nứt không tốt có thể gây giảm tuổi thọ công trình cũng như gây ra các vết nứt khác.
Vệ sinh/bảo dưỡng
- Lau sạch các mẫu Sikafloor 161 bị rơi vãi trên bề mặt trong quá trình thi công
- Dùng máy đánh bóng mềm để làm sạch cơ học hoặc sử dụng phương pháp ướt, phương pháp chà mạnh.
- Tiến hành vệ sinh bằng kỹ thuật rửa chân không, dùng sáp ong cũng như chất tẩy rửa thích hợp.
Một số lưu ý về sức khỏe khi sử dụng Sikafloor 161
Tuyệt đối không được đổ vào nước, đất vì dễ làm ô nhiễm. Việc tiến hành xử lý chất thải cần tuân theo quy định của địa phương.
Báo giá chất kết dính Sikafloor 161
Liên hệ trực tiếp tới hotline 0902 059 575 để được tư vấn thêm về thông tin cũng như là bảng báo giá Sikafloor 161. Đội ngũ nhân viên Sika Kim Vạn luôn sẵn sàng tư vấn cũng như là giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.
==> Xem thêm: sản phẩm Sikafloor 264