Quy trình bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo
Quy trình bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo
Các đề xuất khác cho doanh nghiệp của bạn
Những điểm chính về sản phẩm
Thuộc tính cụ thể của ngành
Các thuộc tính khác
Đóng gói và giao hàng
Mô tả sản phẩm từ nhà cung cấp
Mô tả sản phẩm
Sự bùng nổ của việc sử dụng sân cỏ nhân tạo trong bóng đá trở nên phát triển hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam theo thống kê gần đây, tất cả 64 tỉnh thành đều sở hữu sân cỏ nhân tạo. Tùy vào mục đích sử dụng, mà sân cỏ sẽ được đầu tư lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, nhiều khi các chủ đầu tư lại quên mất việc làm thế nào để bảo dưỡng cho sân bóng giữ được lâu bền nhất có thể nhằm đảm bảo thời gian sử dụng của sân cũng như tuổi thọ của trang thiết bị.
Tại sao cần thường xuyên bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo
Ngoài việc sân được làm không đúng tiêu chuẩn quy trình thi công thì thời gian sử dụng sân liên tục, tác động trực tiếp từ môi trường là các tác nhân chính khiến sân nhanh rơi vào tình trạng xuống cấp, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sân cũng như quá trình kinh doanh. Nếu không kịp thời sửa chữa, thiệt hại về mặt vật chất có thể nói là khá là lớn. Vì thế, để giảm thiểu tối đa các nguy cơ hư hỏng, các sân bóng nên được bảo dưỡng định kỳ. Như thế vừa giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, vừa giúp chủ đầu tư nắm được thực trạng của sân mình đang sở hữu.
Bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo bao gồm việc kiểm tra định kì các hạng mục như hệ thống đèn chiếu sáng, bề mặt sân cỏ, hệ thống lưới chắn bóng,…và một vài hạng mục liên quan cần thiết.
Những vấn đề thường gặp nhất khi sử dụng sân cỏ nhân tạo
Sau tầm khoảng thời gian từ 3 – 5 năm sử dụng, sân sẽ có hiện tượng xuống cấp. Đặc biệt là mặt cỏ nhân tạo. Vấn đề thường thấy nhất chính là cỏ đứt gãy, chẻ ngọn, không còn thẳng đứng như thời gian vừa lắp đặt. Kèm theo đó là sự xuống cấp của mặt sân, các vết lõm do tình trạng thi công mặt nền không được nén chặt dần xuất hiện. Hệ thống đèn chiếu sáng cũng dần xuất hiện các vấn đề như đèn mờ dần đi, đường dây điện xuống cấp sau một thời gian dài sử dụng, gây mất an toàn cho người sử dụng.
Thêm một điều nữa, hiện nay đa phần các sân bóng tại Việt Nam đều chưa đầu tư xây dựng hệ thống mái che, vì thế khi gặp thời tiết mưa to, các hạt su được rải trên sân để tạo độ bám dễ chui vào giày của các cầu thủ hoặc dồn về một góc của sân. Khiến sân mất đi độ bám cần thiết, dễ gây trơn trượt.
Quy trình bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo
Nhìn chung khi tiến hành bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo cần bảo dưỡng tất cả các hạng mục có liên quan. Nhưng cần chú ý bảo dưỡng kỹ mặt cỏ nhân tạo cũng như sân mặt bóng. Vì đây là hai hạng mục thường xuyên được sử dụng và chịu tác động trực tiếp nhiều nhất.
Quy trình bảo dưỡng mặt cỏ nhân tạo nhìn chung sẽ gồm những bước sau:
Vệ sinh mặt sân bóng, loại bỏ rác và sỏi không cần thiết trên sân.
Kiểm tra vị trí xuất hiện hư hại, bong tróc để dán lại kịp thời.
Rải hạt su trên sân theo đúng tiêu chuẩn.
Sử dụng máy bảo dưỡng định kỳ để đánh bung hạt su cũ, sau đó kéo dàn lại su trên mặt sân cỏ, và đánh chìm lại xuống dưới lớp ngọn cỏ.
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, hệ thống lưới chắn bóng và sửa chữa nếu có hư hỏng.
Ngoài ra, nên sử dụng các loại dụng cụ chuyên biệt để vệ sinh thảm cỏ. Quy trình vệ sinh cũng nên được thực hiện bởi nhân viên vệ sinh chuyên nghiệp, vì nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng gãy cỏ do bị ngoại lực tác động quá mạnh. Cũng không nên thực hiện bảo dưỡng hay vệ sinh cỏ trong điều kiện thời tiết quá nóng, vì dễ gây hư hỏng mặt cỏ.
Hotline: 0941 789 009 – 0981 935 009
Email: [email protected]
Hoặc theo địa chỉ: 7/1D Tô Ký, Ấp Tam Đông 1, Xã Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Môn, Hồ Chí Minh
TNG Quality is Gold – Nơi bạn có thể đặt niềm tin trọn vẹn.